Cà phê và bệnh Gout (Gút)

13/04/2020    4.6/5 trong 5 lượt 
Cà phê và bệnh Gout (Gút)
Bệnh gút (gout) là bệnh chuyển hóa, khá nguy hiểm đối với người bệnh, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gút đó là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao, lắng đọng trong cơ thể chủ yếu do thực phẩm chúng ta nạp vào cơ thể hàng ngày. Như chúng ta đã biết, một trong những thức uống buổi sáng được nhiều người ưa thích đó chính là cà phê.
  Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng những người uống cà phê thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh gút thấp hơn với những người uống cà phê không thường xuyên hoặc ít uống. Vậy uống cafe có tốt cho bệnh gút hay không? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
 

Café và bệnh Gút

 
54% người trưởng thành ở Mỹ thừa nhận uống café hàng ngày. Mục đích chính mọi người uống café buổi sáng là hương vị đắng giúp tỉnh táo và giúp kích thích làm việc hiệu quả. Những đặc tính này có từ thành phần trong hạt café hoặc trong quá trình sản xuất café.
 
Cafein là chất gây nghiện chính trong café. Cafein cùng thuộc 1 nhóm chất với xanthine và nó là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Thành phần trong café còn có Theobromine còn được gọi là xantheose cũng là hợp chất của xathine có tác dụng kích thích.
 
Ngoài ra theophylline cũng được phát hiện trong cafe. Chất này thường xuyên được sử dụng để điều trị hen suyễn. Nó cũng là chất kích thích và cũng cùng nhóm chất với xanthine.
 
Khi xanthine và hypoxanthine tăng cao trong cơ thể, chúng được chuyển hóa bởi enzim xanthine oxidase tạo thành axit uric, do đó nồng độ axit uric tăng lên dẫn đến các đợt Gút cấp tấn công. Đó là lý do tại sao chúng tôi quan tâm đến mối liên hệ phức tạp giữa café và bệnh gút để cố gắng làm giảm nồng độ axit uric trong máu và ngăn ngừa các đợt gút cấp và mãn tấn công.
 
Nồng độ axit uric máu tăng có thể do protein từ các tế bào chết trong quá trình trị liệu bằng hóa chất hoặc do chấn thương.
 
Axit uric cũng có thể được tạo thành do thường xuyên uống café hàng ngày vì xanthine có trong café là chất tạo thành axit uric.
 

Kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể

 
Nếu nồng độ xanthine và hypoxanthine vẫn tăng cao thì cơ thể sẽ kích hoạt để cân bằng. Tiếp xúc liên tục với xanthine đang tăng, cơ thể sẽ kích thích cơ thể giảm sản xuất xanthine oxidase do đó giảm sản xuất axit uric. Đồng thời, cơ thể sẽ tăng quá trình bài tiết nên axit uric trong máu sẽ giảm.
 

Các nghiên cứu khoa học

 
Một vài nghiên cứu lớn về mối liên quan giữa bệnh gút và café ở cả nam giới và phụ nữ đã chỉ ra rằng: Uống 4 ly café mỗi ngày giảm đáng kể đợt gút cấp tấn công.
 
Nhưng một vài nghiên cứu cũng đã chứng minh uống café cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh gút.
 

Trước tiên chúng ta cùng xem xét các nghiên cứu chứng minh uống café thường xuyên và đều đặn sẽ giúp giảm các cơ đau gút tấn công.

 
Việc tiêu thụ thường xuyên cung cấp 1 lượng axit uric nhất quán đều đặn theo thời gian khiến cho cơ thể nhận ra và sẽ phản hồi lại theo cách ức chế sản xuất enzim xanthine oxidase và tăng bài tiết, đào thải axit uric qua thận, do vậy nồng độ axit uric trong cơ thể luôn giữ ở mức ổn định hoặc thậm chí có thể giảm xuống. Tuy nhiên, 1 số nghiên cứu khác lại chứng minh được rằng việc “thỉnh thoảng” uống café hay là uống café không thường xuyên sẽ làm tăng axit uric dẫn tới các cơn đau gút. Các nhà khoa học giải thích điều này xảy ra là do lượng axit uric hấp thụ trong cơ thể không đều đặn, không đủ phù hợp để cho phép các cơ chế phản hồi để xảy ra.
 
Vì vậy, khi nói đến bệnh gút và cà-phê, nếu bạn mắc bệnh gút và có thói quen uống café hàng ngày thì bạn nên tận dụng điều này vì uống café hàng ngày đều đặn sẽ giảm nguy cơ các cơn đau gút tấn công.
 
Còn nếu bạn không thích uống café mà cố gượng ép uống không đều đặn thì bạn đừng nên cá cược đánh liều, vì nguy cơ bệnh gút trở trên nguy hiểm hơn là hoàn toàn có thể xảy ra.
 

Liên kết

Dịch vụ visa, du lịch
Mật ong hoa vải
Mạng bất động sản
Nhiếp ảnh việt nam